• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vĩnh Long

02/02/2014 12:25

(Cinet)- Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này…

Cầu Mỹ Thuận

(Cinet)- Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này…

Khái quát chung

Diện tích: 1.475,2 km2

Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Dân số: 1.031.994 người (năm 2010).

Dân tộc: Việt, Khmer, Hoa, Gia-rai

Đơn vị hành chính: 1 thị xã: Vĩnh Long; 7 huyện: Bình Minh, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.

Tài nguyên văn hóa

Di sản văn hóa

Tỉnh Vĩnh Long hiện có khoảng 450 di tích. Trong đó, có 10 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 32 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Điển hình là chùa Gia Kiết, huyện Trà Ôn; di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang, bia Nam kỳ khởi nghĩa, huyện Tam Bình; đình Tân Hạnh, huyện Long Hồ; đình Bình Phụng, huyện Vũng Liêm và đình Tân Giai.

Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể ở Vĩnh Long cũng rất phong phú, điển hình là hệ thống lễ hội. Theo ước tính, hiện nay Vĩnh Long có hàng trăm lễ hội truyền thống lớn nhỏ, được tổ chức đều khắp các mùa trong năm. Người Kinh có một số lễ hội khác như: Lễ hội kỳ yên, lễ hạ điền, lễ thượng điền…

Nghệ thuật đờn ca tài tử



Đối với đồng bào người Hoa thì có các lễ cúng: Lễ vía Bà, vía Phước Đức Chánh thần. Đặc biệt, là ngày lễ vía Ông (vào ngày 13 tháng Giêng và ngày 13 tháng năm hàng năm), lễ Tất niên; Đồng bào Khmer được diễn ra trong năm gồm: Lễ CholChnamThmay, lễ SenDolta và lễ Okombok.

Nghệ thuật biểu diễn

Vĩnh Long có nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn, như:  trình diễn nghề đan đát, quết cốm dẹp, gói bánh tét, dệt chiếu; biểu diễn đờn ca tài tử, hát bội, Ca dao, hò, vè tỉnh Vĩnh Long…

Đặc biệt, Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Vĩnh Long đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại Vĩnh Long, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục. Họ chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn; Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc tham gia diễn trên sân khấu họ mới lưu ý chưng diện, trang phục cho phù hợp.

Điểm đến

Giống như các tỉnh khác nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có tài nguyên du lịch mang đặc thù của sông nước, kênh rạch, miệt vườn.

Chợ nổi Trà Ôn



Các thế mạnh để phát triển du lịch thể hiện ở những danh lam thắng cảnh, những di tích văn hoá cùng những di tích lịch sử nổi tiếng ở Vĩnh Long, tỷ lệ người Khơme thấp nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống văn hoá riêng như: lễ vào năm mới, lễ cúng ông bà, lễ hội cúng trăng, lễ dâng bông, lễ dâng phước của người Khơme luôn là thời điểm hấp dẫn du khách thăm quan, nhất là những khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hoá, tín ngưỡng.

CN

(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

NỔI BẬT TRANG CHỦ