• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Triều Tiên không thể leo thang thử tên lửa xuyên lục địa trước bầu cử Mỹ

Thế giới 20/06/2020 09:49

(Tổ Quốc) - Mặc dù căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên trong những tuần gần đây, Triều Tiên khó có thể tiếp tục khiến tình hình khó khan bằng cách thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11, theo nhiều chuyên gia.

Tuần này, Triều Tiên đã quyết định phá hủy văn phòng liên lạc với Hàn Quốc - một phần của một loạt các hành động khiến tình hình sóng gió với Seoul. Lời giải thích chính thức của Bình Nhưỡng là để phản đối Hàn Quốc vì đã không ngăn các nhà hoạt động gửi tờ thông tin tuyên truyền vào Triều Tiên.

Bình Nhưỡng cũng đe dọa sẽ bố trí lại quân đội tại Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin hôm thứ Tư.

Triều Tiên không thể leo thang thử tên lửa xuyên lục địa trước bầu cử Mỹ - Ảnh 1.

Dư luận thế giới đã rất sửng sốt khi Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc. Ảnh: KCNA.

Phản ứng khắc nghiệt tiềm tàng từ Mỹ

Khi căng thẳng tiếp tục gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên, một số nhà phân tích chính trị đã đặt ra câu hỏi liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng trở lại thời kỳ thúc đẩy chương trình hạt nhân của mình bằng cách thử nghiệm ICBM hay không.

Nhưng các chuyên gia Hàn Quốc tin chắc rằng Bình Nhưỡng sẽ khó có thể thử nghiệm ICBM trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

"Điều đó [thử ICBM trước bầu cử Mỹ] theo tôi là quá nhiều rủi ro vì sẽ có hậu quả và hệ lụy thực sự. Người Mỹ sẽ nhìn nhận những hành động khiêu khích đó rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi nhiệm kì tổng thống của ông Trump rơi vào tình thế khó khăn và sát nút với đối thủ Joe Biden khoảng 14-15 điểm phần trăm. Ông Trump có thể muốn đáp trả những khiêu khích này một cách cứng rắn để chứng minh sự lãnh đạo của mình. Nếu tôi là ông Kim Jong Un, tôi sẽ không làm điều đó", theo Kim Jae-chun, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Sogang ở Seoul và là cựu cố vấn của chính phủ Hàn Quốc.

Chuyên gia này chỉ ra rằng Triều Tiên đã chứng minh khả năng sản xuất bom hạt nhân và sẽ không cần phải tiến hành nhiều vụ thử hạt nhân nữa.

Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được tiến bộ đáng kể sau một loạt các vụ thử ICBM thành công và thử bom hạt nhân năm 2017.

Đối mặt với các mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những lời lẽ cứng rắn với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, thậm chí cả hai bên đe dọa sẽ có những hành động quân sự với nhau.

Cộng đồng quốc tế đã tham gia vào những nỗ lực đề nghị Triều Tiên hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân. Các thành viên của Liên Hợp Quốc, bao gồm các đồng minh truyền thống của Bình Nhưỡng như Trung Quốc và Nga, đã đồng ý một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Triều Tiên, một phần trong nỗ lực ngăn chặn kế hoạch hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố đã đạt được thành công hạt nhân sau vụ thử ICBM vào cuối năm 2017, ông Kim Jong Un ra tín hiệu rằng ông sẵn sàng tham gia đàm phán phi hạt nhân hóa từ đầu năm 2018.

Ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đồng ý tổ chức hai cuộc gặp mặt trực tiếp tại để đàm phán chi tiết về quá trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.

Là một phần của các cử chỉ thiện chí, Triều Tiên đã tháo dỡ một số cơ sở thử tên lửa và thử nghiệm hạt nhân trước hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai vào tháng 2 năm 2019.

Nhưng ông Trump kiên quyết rằng Hoa Kỳ sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt cho đến khi Triều Tiên dỡ bỏ toàn bộ kho vũ khí hạt nhân. Sau hội nghị thượng đỉnh này, các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ đã rơi vào đình trệ.

Khi Bình Nhưỡng ngày càng mất kiên nhẫn trước những khó khăn kinh tế do các lệnh trừng phạt cứng rắn mang lại, Triều Tiên cuối năm ngoái tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân và đang tăng cường gây sức ép thêm cho Mỹ.

Thử thách nào từ Joe Biden

Giáo sư Kim cho rằng Triều Tiên có thể tiến hành các cuộc thử nghiệm ICBM sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu một tổng thống mới nhậm chức.

"Thói quen của họ là phát động những hành động leo thang sau khi có chính quyền mới. Nhưng hết lần này đến lần khác, chiến lược đó không thực sự hiệu quả. Nếu mục tiêu của Triều Tiên là để đưa người Mỹ trở lại các cuộc đàm phán với các điều khoản có lợi hơn cho người Triều Tiên, tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra", ông nói.

Chuyên gia này lập luận rằng Biden có thể là một tổng thống còn khó khăn hơn đối với Triều Tiên.

Tôi không nghĩ rằng [Joe] Biden sẽ nhượng bộ Triều Tiên nhiều hơn hoặc chấp thuận các yêu cầu của Triều Tiên. Tôi thậm chí không nghĩ rằng Biden sẽ gặp ông Kim Jong Un nếu một số điều kiện mà người Mỹ đang đặt ra với phi hạt nhân hóa được đáp ứng. Đó sẽ là một cách tiếp cận từ dưới lên, một cách truyền thống, trái ngược với cách tiếp cận từ trên xuống dưới được thực hiện bởi ông Trump", chuyên gia này nói.

Joe Biden là ứng cử viên tổng thống đại diện cho Đảng Dân chủ, người dự kiến sẽ tranh cử với ông Trump trong cuộc bầu cử sắp tới vào tháng 11.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ