• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thăm quan làng cổ trăm tuổi của Việt Nam: Làng cổ Phước Tích (Bài 3)

20/01/2016 09:55

(Cinet) – Nếu như Đường Lâm mang đặc trưng của làng quê Bắc Bộ thì làng cổ Phước Tích tại Huế laị mang dang vẻ của làng quê khu vực miền Trung.

Làng cổ Phước Tích mang vẻ đẹp đặc trưng của làng quê miền Trung

Bài liên quan:

>> Thăm quan làng cổ trăm tuổi của Việt Nam: Làng cổ Túy Loan (Bài 2)

>>Thăm quan làng cổ trăm tuổi của Việt Nam: Làng cổ Long Tuyền – Cần Thơ (Bài 1)


(Cinet) – Nếu như Đường Lâm mang đặc trưng của làng quê Bắc Bộ thì làng cổ Phước Tích tại Huế laị mang dang vẻ của làng quê khu vực miền Trung.

Nằm tại địa phận xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ 2 của Việt Nam được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ban đầu làng có tên gọi Phúc Giang, người dân ở đây nói rằng, ông cha họ đã đặt tên đó với mong muốn một vùng gần sông nước có nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, làng Phúc Giang được đổi tên thành Hoàng Giang để nhớ ơn dòng hộ khai canh lập làng. Sang đời Gia Long, làng tiếp tục được đổi tên và lần này mang tên Phước Tích hàm ý mong muốn người dân tích lũy phúc đức cho thế hệ con cháu.

Chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 45km, làng cổ Phước Tích nằm nép mình bên dòng sông Ô Lâu hiền hòa bốn mùa trong xanh. Ngôi làng cổ này được người dân yêu mến với nhiều tên gọi khác nhau như “cái túi rút”, hay “cái hầu bao” như là một cách để nói lên sự giàu có của làng trong một thời kỳ lịch sử. Điểm đặc biệt của làng cổ Phước Tích là những ngôi làng cổ đã hơn trăm năm tuổi. Dù trải qua bao thăng thầm, mưa nắng, thời gian đến nay làng Phước Tích vẫn còn lưu giữ được 27 ngôi nhà cổ trên tổng số 117 nhà trong làng. Bên cạnh đó còn có 10 nhà thờ họ với kiến trúc cổ góp phần tạo điểm không nhỏ trong việc tạo dáng vẻ cổ kính của làng.

27 ngôi nhà cổ đa số là nhà rường ba gian, trong đó nhà nào cũng có một bể chứa nước trong sân với hai chiếc gầu múc nước dựng gần đấy. Giải thích cho việc này, người dân ở đây nói rằng: xưa kia nhà nào cũng có một lò nung gốm, mà nhà rường thời trước lợp mái bằng lá nên hay xảy ra hỏa hoạn. Công dụng của bể chứa nước và gầu dùng là để phòng khi có hỏa hoạn chủ nhà có thể tự chữa cháy kịp thời. Nét độc đáo trong kiến trúc nhà ở làng cổ Phước Tích được Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nhận xét: "Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích, quỹ kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống"..

Hiện tại, Phước Tích vẫn còn 27 nhà cổ đã hàng trăm tuổi và 10 nhà thờ họ với kiến trúc cổ kính, ấn tượng..



Quy hoạch không gian tại làng Phước Tích có thể nói là sự sáng tạo độc đáo của ông cha bởi kiến trúc nhà được kết hợp với vườn, bố cục theo từng xóm gắn kết với nhau. Hệ thống đường sá trong làng, cây xanh phủ kín được nối liền với nhau hết sự tự nhiên, sinh động và hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đất trời. Giữa các khuôn viên của ngôi nhà không ngăn cách bằng hàng rào kín (bằng gạch xây hoặc gạch mộc hay tường trình) và có cổng, mà bằng các hàng rào hở bằng cây chè tàu, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm và lối đi vào từng nhà. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ đối với môi trường sinh sống, đồng thời làm cho con người gắn bó với thiên nhiên, xóm làng gần gũi, đầm ấm.

Kiến trúc ấn tượng là vậy, song làng cổ Phước Tích nổi tiếng khắp cả nước là bởi nghề làm gốm. Gốm Phước Tích bền, bóng mịn, tinh xảo. Tất cả các sản phẩm xưa nay đều được làm bằng tay, nung bằng củi trong các lò sấp, lò ngửa. Trước kia, sản phẩm gốm Phước Tích được chọn để làm đồ dùng ăn uống hàng ngày của vua. Ngày nay, sản phẩm gốm Phước Tích là dòng sản phẩm được người dân miền Trung tin dùng.

Ngoài ra còn có hàng chục đình, chùa, miếu, đền thờ tại Phước Tích mang đậm nét tâm linh của người dân miền Trung như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Đôi, đền Văn Thánh…

Quy hoạch sân vườn ở Phước Tích kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên với con người đồng thời tạo sự gần gũi láng giềng...



Sức hấp dẫn từ nét bình dị của những mái nhà cổ, nhà thờ họ và của nghề truyền thống đã mang lại một diện mạo ấn tượng cho làng cổ Phước Tích. Cũng vì điều này từ nhiều năm nay, làng cổ Phước Tích đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Gốm Phước Tích nổi tiếng khắp cả nước và là nghề truyền thống được duy trì suốt hàng trăm năm qua. Đến nay, tại làng cổ Phước Tích vẫn còn nhiều hộ gia đình theo nghề truyền thống tạo điểm nhấn thú vị cho khách thăm quan, du lịch..



(Ảnh nguồn internet)

NLH


 

 













 
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ