• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thái Nguyên

02/02/2014 16:52

(Cinet)- Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ. Đây là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ.

Vẻ đẹp Thái Nguyên

(Cinet)- Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ. Đây là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ.

Khái quát chung

Diện tích: 3526,2 km2

Vị trí địa lý: Phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.

Dân số: 1.127.430 nghìn người (2009).

Dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao.

Đơn vị hành chính: 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên.

Tài nguyên văn hóa

Di sản văn hóa

Về tài nguyên du lịch thiên nhiên, Thái Nguyên có một hệ thống di sản thiên nhiên hết sức đa dạng, đặc biệt là các cảnh quan tự nhiên, hệ thống sinh thái sông - hồ, hệ sinh thái rừng, núi, đồi... Trong các dự án kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái có các điểm du lịch danh thắng hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thác Khuôn Tát, Khu căn cứ ATK Định Hoá (đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt), Đại Từ, hồ Suối Lạnh, hồ Trại Gạo, hồ Bảo Linh…

Về tài nguyên du lịch nhân văn, Thái Nguyên có hàng trăm di sản vật thể và phi vật thể, trong đó có 132 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng (39 di tích cấp quốc gia; 93 di tích cấp tỉnh, trên tổng số gần 800 di tích của tỉnh).

Di sản văn hóa phi vật thể ở Thái Nguyên cũng rất phong phú: : Rối Tày Thẩm Rộc, múa Tắc Xình, hát Nôm cổ truyền dân tộc Sán Chay, hát Ví vùng ven sông cầu, lễ cấp sắc dân tộc Dao, lễ hội Lồng Tồng- Định Hoá, Oóc pò dân tộc Nùng, các làng nghề truyền thống…

Nghệ thuật biểu diễn

Là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em, Thái Nguyên có kho tàng nghệ thuật biểu diễn rất đa dạng và phong phú, đó là dân ca dân vũ, các điệu múa của các dân tộc, điển hình là điệu múa Tắc xình, múa nàng Then.

Múa Tắc xình



Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng là nơi đang gìn giữ loại hình nghệ thuật hát Then. Hát then là sản phẩm sáng tạo của nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Trải qua thời gian, những sản phẩm văn hóa này đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc nơi đây với 2 hình thức diễn xướng là then cổ và then phát triển nâng cao.

Điểm đến

Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hiện tỉnh Thái Nguyên đang đầu tư xây dựng nhiều Khu du lịch trở thành điểm nhấn của du lịch Thái Nguyên. Nổi tiếng là: Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà , khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá, thác Khuôn Tát, khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang ( Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên).

Hồ Núi Cốc



Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam Thanh, Nhị Thanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương).

CN

(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

NỔI BẬT TRANG CHỦ