• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sóc Trăng

02/02/2014 10:28

(Cinet)- Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là một thành phố trẻ, đang thu hút nhiều sự đầu tư kinh tế.

Vẻ đẹp Sóc Trăng

(Cinet)- Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là một thành phố trẻ, đang thu hút nhiều sự đầu tư kinh tế.

Khái quát chung:

Diện tích: 3.311,6 km2

Phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông.

Dân số:1.303.700 người.

Dân tộc: 03 dân tộc  Kinh - Khmer – Hoa.

Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện.

Tài nguyên văn hóa

Di sản văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng đã kiểm kê được 111 di tích trên địa bàn, trong đó đã lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng được 08 di tích cấp quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh (có 20 di tích lịch sử cách mạng, 08 di tích kiến trúc nghệ thuật, 03 di tích lưu niệm danh nhân, 02 di tích chứng tích chiến tranh và 01 di tích thắng cảnh).

Tiêu biểu là các di tích Chùa Khleang, Đình Hòa Tú (địa điểm khởi nghĩa Nam kỳ), Trường Taberd (nơi tiếp đón đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo trở về vào ngày 23/9/1945), Khu căn cứ tỉnh uỷ Sóc Trăng, Miếu Bà Chúa xứ Mỹ Đông (nơi thành lập chi bộ đầu tiên tỉnh Sóc Trăng), Đền thờ Bác Hồ, Bửu Sơn tự, Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi), Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn)

Di sản văn hóa phi vật thể gồm: tiếng nói chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội, nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian.

Sóc Trăng là vùng đất nổi tiếng của các ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo và nét văn hóa, lễ hội đặc sắc của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của tỉnh là lễ hội Ooc om boc – Đua ghe Ngo. Hàng năm, lễ hội này thu hút hàng trăm ngàn du khách đến tham quan, thưởng thức.

Lễ hội Ooc om boc



Ngoài ra, còn có một số loại hình văn hóa được biểu diễn khá phổ biến như nhạc ngũ âm, có phục vụ du khách tại chùa Dơi, biểu diễn lân sư rồng vào các ngày có sự kiện quan trọng của tỉnh,...

Nghệ thuật biểu diễn

Sóc Trăng có nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn phong phú, như: nghệ thuật sân khấu Dù kê, múa lân sư rồng, nhạc ngũ âm; nghề dệt chiếu, điêu khắc, vẽ trang trí hoa văn...

Dù kê là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, mang giá trị độc đáo, là loại hình sân khấu mới xuất phát từ sự tiếp biến của các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian của đồng bào Khmer

Bên cạnh đó, nghệ thuật sân khấu và các điệu múa của đồng bào người Hoa ở Sóc Trăng luôn là điểm nhấn và tạo nên nét độc đáo riêng. Sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt...)... Nghệ thuật sân khấu ban đầu là hình thức “Sơn đông mãi võ” để bán thuốc, biểu diễn võ thuật và xiếc, thỉnh thoảng có ca hát… ban nhạc cổ, các loại hình ca múa dân tộc; đội múa Lân Sư Rồng là loại hình nghệ thuật biểu diễn quần chúng.

Sóc trăng cũng nằm trong khu vực đông nam bộ và có dòng nhạc đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê



Nhạc cụ: Đồng bào Khmer còn có loại nhạc cụ gọi là ngũ âm (Plêngpinpeat). Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm chỉ phục vụ trong đám cầu phước tại chùa hoặc đám tang. Ngày nay nó còn được mang ra để phục vụ một số lễ hội quan trọng.

Điểm đến

Sóc Trăng là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất của người Khmer, vùng đất này là nơi tập trung rất nhiều đền đài cổ xưa, mang kiểu dáng Khmer đặc trưng như chùa Khleang, chùa Đất Sét, chùa Dơi...cùng các lễ hội vừa mộc mạc vừa rực rỡ màu sắc.

Ngoài ra, khung cảnh thiên nhiên ở đây cũng rất hấp dẫn, điển hình: chợ nổi Ngã Năm, Khu du lịch Bình An, vườn cò Tân Long, cồn Mỹ Phước…

Sóc Trăng còn nổi tiếng với những món đặc sản lừng danh như bánh pía, lạp xưởng, bún nước lèo, bánh cống…

CN

 (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

NỔI BẬT TRANG CHỦ