• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quảng Nam

02/02/2014 10:28

(Cinet)- Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng văn hóa Nam Trung bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là một trong ba tỉnh thành phía bắc trong Vùng duyên hải miền Trung.

Vẻ đẹp Quảng Nam

(Cinet)- Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng văn hóa Nam Trung bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là một trong ba tỉnh thành phía bắc trong Vùng duyên hải miền Trung.

Khái quát chung

Diện tích: Diện tích: 10.406 km².

Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Xekong của nước CHDCND Lào.

Dân số: gần 1,5 triệu người (2004).

Dân tộc: gồm có người Kinh, người Thượng (sắc dân Khatu), người Chàm và một số người Việt gốc Hoa.

Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm  TP Hội An, TP Tam Kỳ và các huyện.

Tài nguyên văn hóa

Di sản văn hóa

Quảng Nam là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nằm ở miền Trung Việt Nam.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 di sản văn hóa đặc biệt của quốc gia và cũng là Di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, 01 khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm, 01 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Hát bả trạo Lễ hội cầu ngư; bên cạnh đó còn có 283 di tích cấp tỉnh, 56 di tích cấp quốc gia, cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng; hệ thống Bảo tàng, Nhà trưng bày, Khu di tích do tỉnh, sở, ban, ngành và các huyện, thành phố quản lý đã được bảo vệ, khai thác phục vụ tham quan, nghiên cứu, du lịch.

Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới

Bên cạnh đóp, Quảng Nam còn gìn giữ, bảo lưu một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể hết sức to lớn, tiềm ẩn trong đời sống dân gian, tạo nên dấu ấn riêng của vùng văn hoá xứ Quảng: văn hóa ẩm thực các dân tộc; dân ca và âm nhạc các dân tộc miền núi; nghệ thuật tạo hình dân tộc Cơu... những trích đoạn Lễ hội Chăm, diễn xướng nghệ thuật dân gian với điệu múa Chàm rông, kèn Xaranai, trống Paranưng, dân ca, trò chơi đội nước, ẩm thực, trang phục Chăm là những sản phẩm văn hóa phi vật thể độc đáo.

Nghệ thuật biểu diễn

Với đặc điểm có nhiều dân tộc cùng sinh sống, Quảng Nam là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn phong phú và độc đáo: diễn xướng nghệ thuật dân gian với điệu múa Chàm rông, kèn Xaranai, trống Paranưng, dân ca, hát tuồng, hát đối, hô bài chòi, dân ca, hát hò khoan…

Trong đó đặc biệt là lối Hát bả trạo Lễ hội cầu ngư đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.  Nghệ thuật trình diễn và Hát bả trạo là sự phối hợp nhịp nhàng giữa âm nhạc, lời ca và động tác trình diễn của Tổng Mũi, Tổng Khoang và Tổng Lái cùng đám bạn chèo dưới sự điều khiển thống nhất của Tổng Mũi.

Đây là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian mang tính nghi lễ của ngư dân ven biển. Hát bả trạo còn gọi là: “Chèo bả trạo, Hò đưa linh, Hò hầu linh” là một loại dân ca nghi lễ của cư dân ven biển từ Bình Trị Thiên đặc biệt là từ Quảng Nam – Đà Nẵng cho tới Bình Thuận. Hát bả trạo có nghĩa là hát có kèm theo động tác múa (bả = nắm chắc, trạo = mái chèo).

Hát bả trạo Lễ hội cầu ngư là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia



Dưới góc độ văn nghệ dân gian, dân ca nghi lễ, Hát bả trạo cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu quý báu về phong tục tập quán, nghệ thuật làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Điểm đến      

Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể Trung tâm du lịch miền Trung: Huế - Đà Nẵng – Hội An đã tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ.

Quảng Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài bờ biển lớn nhất ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, với nhiều bãi tắm sạch đẹp và thơ mộng nằm ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành...

Bên cạnh đó, hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình văn hoá (như hát tuồng, hát đối) cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành,…tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu.

Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng.) và những vùng ruộng, đồn, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

CN

 (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

NỔI BẬT TRANG CHỦ