• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ninh Thuận

02/02/2014 09:10

(Cinet)- Ninh Thuận thuộc vùng vuyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh duyên hải miền Trung.

Vẻ đẹp Ninh Thuận

(Cinet)- Ninh Thuận thuộc vùng vuyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh duyên hải miền Trung.

Khái quát chung

Diện tích: 3.363,08 km²

Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông có bờ biển dài 105 km.

Dân số: 564.129 người (2009),

Dân tộc: Kinh, Chăm, Ra-glai, Cơ-ho, Hoa…

Đơn vị hành chính: 1 Tỉnh lỵ (Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), 6 huyện

Tài nguyên văn hóa

Di sản văn hóa

Hiện Ninh Thuận có 233 di tích được thống kê, phân loại gồm 46 đình, 11 đền, 85 chùa và 91 di tích khác, trong đó có 27 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Do vậy nơi đây còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17.

Tháp Chăm Ninh Thuận



Ngoài các giá trị vật thể, văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận cũng phong phú với hơn 100 lễ hội diễn ra quanh năm, trong đó tiêu biểu phải kể đến là lễ hội Ka-tê tổ chức ở tháp Chăm vào tháng 7 lịch Chăm hàng năm. Đây là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chăm, phản ánh sinh hoạt của cộng đồng người địa phương.

Nghệ thuật biểu diễn

Ninh Thuận nổi tiếng với những điệu múa Chăm. Múa thường gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Katê, Rija Praung… ở mỗi làng palei hay trên tháp. Đó là những dịp người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một hoặc một vài vị vua được thần hóa.

Đi kèm với múa là những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Bara nưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… nhưng phổ biến hơn cả vẫn là bộ ba Ginăng, Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginăng, vì có âm thanh mạnh mẽ, hùng  hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội cũng như phản ánh được tính cách của người Chăm. Có thể phân chia múa Chăm thành 2 loại: Múa dân gian và múa cung đình.

Múa Chăm tại lễ Katê



Điểm đến

Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, tắm được quanh năm như Bình Tiên, Ninh Chữ, Cà Ná và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước).

Sự đa dạng về địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái có những thắng cảnh độc đáo như đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy, suối nước nóng, thác Tiên…thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng.

Bên cạnh các tháp Chàm và làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận còn nhiều điểm du lịch Chăm hấp dẫn khác như bia ký đá chẻ Chung Mỹ, núi Chà Bang, giếng cổ Thành Tín...

Đèo Ngoạn Mục, Tháp Pôrômê. Làng du lịch Cà Ná

Các món ăn nổi tiếng như: Dông 7 món, Nho Ninh Thuận và các làng nghề truyền thống cũng là những điểm hấp dẫn du khách đến Ninh Thuận.

CN

(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

NỔI BẬT TRANG CHỦ