Người thật, việc thật - Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ

Quang Vũ | 23-04-2024 - 07:00 AM

Sau hai năm, dự án "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ" với sự hợp tác từ Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) và UBND Cần Giờ, được Quỹ Coca-Cola Foundation tài trợ, đã tạo được những dấu ấn đặc biệt. Đây không chỉ là một dự án, mà còn là nguồn cảm hứng xanh từ những câu chuyện thực tiễn.

Những chuyến xe "ve chai" nối dài vòng đời rác nhựa

Giữa trưa hè nắng rực, tiếng rao gom ve chai của cô Chính, bà Chầu quen thuộc khắp ngõ ngách thôn xóm huyện Cần Giờ. Đây là hai vựa ve chai tư nhân nhận được sự hỗ trợ và đồng hành từ dự án "Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ", với mục tiêu giúp đỡ những cá nhân, tập thể có đóng góp to lớn trong chuỗi giá trị nhựa, từ đó giúp họ có thể gắn bó với nghề lâu hơn, tiếp nối những vòng đời rác thải nhựa cho một môi trường xanh.

Người thật, việc thật -  Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ - Ảnh 1.

Trọng tâm chính của dự án xoay quanh việc thiết lập kết nối giữa các đơn vị thu gom độc lập rải rác khắp các xã trên địa bàn huyện Cần Giờ với các vựa đại lý, từ vựa đại lý kết nối đến nhà máy tái chế đạt chuẩn. Sáng kiến chiến lược này nhằm mục đích khép kín vòng đời rác thải nhựa, đồng thời thúc đẩy sự ổn định sinh kế cho người làm nghề thu gom rác thải tại địa phương. Quan trọng hơn, các kết nối này mang tính quyết định thành công cho lộ trình tái sinh rác thải nhựa, là tiền đề cho nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa trong tương lai.

Người thật, việc thật -  Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ - Ảnh 2.

Với những nỗ lực của các đơn vị thực hiện, dự án đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhà thu gom quy mô nhỏ và các nhà máy tái chế lớn, qua đó giúp hàng tấn rác thải nhựa được tái chế, mang lại giá trị cho nền kinh tế địa phương. Mỗi mảnh nhựa được tái sinh tượng trưng cho một bước tiến trong việc giảm đi sự xâm chiếm từ làn sóng rác thải nhựa từng đe dọa sự cân bằng sinh thái của Cần Giờ.

Tổ May Xanh - Chắp cánh kinh tế xanh cho phụ nữ huyện Cần Giờ

Đồng hành cùng dự án "Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ", nhóm thực hiện dự án đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Giờ thành lập Tổ May Xanh, nhằm tạo công việc cho chị em phụ nữ trong huyện, đồng thời tác động tích cực đến môi trường nhờ thu gom, tái sử dụng những tấm pano, băng rôn quảng cáo đã qua sử dụng trên khắp địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Người thật, việc thật -  Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ - Ảnh 3.

Ươm mầm thay đổi - Chung tay góp sức từ toàn bộ người dân Cần Giờ

Huyện Cần Giờ từ lâu đã triển khai nhiều cuộc thi, hoạt động tập thể để khuyến khích người dân thực hiện các hành động bảo vệ môi trường. Nhóm dự án đã phối hợp cùng UBND huyện Cần Giờ tổ chức chuỗi tập huấn nâng cao về phân loại rác thải và các giải pháp tuần hoàn rác: như ủ phân hữu cơ, làm enzyme tẩy rửa sinh học đến đa dạng nhóm đối tượng trên địa bàn.

Người thật, việc thật -  Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ - Ảnh 4.

Các buổi tập huấn không chỉ để cập nhật về các phương pháp mới, mà còn là dịp để bà con có thể hỏi đáp trực tiếp những trăn trở hay chia sẻ bài học kinh nghiệm trước đây đến với mọi người.

Thông điệp xanh, hành động xanh

Mỗi thông điệp, một câu chuyện đều ẩn chứa nỗ lực của tập thể cùng chung tay xây dựng một thành phố xanh, xinh đẹp trong từng khoảnh khắc. Những thông điệp từ dự án như "Công dân Cần Giờ, sống xanh hàng giờ" sẽ tiếp tục sứ mệnh của nó, chạm nhiều hơn nữa, truyền cảm hứng nhiều hơn nữa, cùng cộng đồng chuyển hoá thành những hành động tích cực.

Người thật, việc thật -  Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ - Ảnh 5.

Góp sức, chung tay và đồng lòng giữa các tổ chức cùng tạo ra sự biến đổi bền vững

Xuyên suốt dự án "Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ", UBND Huyện Cần Giờ cùng tất cả các bên liên quan và người dân Cần Giờ đã thực sự kết nối và chung tay để làm nên những giá trị bền vững. Các kiến thức, phương pháp về giáo dục môi trường sẽ tiếp tục được các thầy cô giáo và thế hệ tương lai ươm mầm xanh lan toả để tạo ra những tác động lâu dài. Các mô hình như kết nối chuỗi giá trị tái chế rác thải nhựa và Tổ may Xanh sẽ tiếp nối vận hành theo cơ chế thị trường tự vững. Các phương pháp áp dụng thực tiễn cũng được chia sẻ để người dân Cần Giờ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Người thật, việc thật -  Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ - Ảnh 6.

Sau gần 2 năm triển khai, dự án "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ" đã đạt được những thành tựu đáng chú ý trong việc thiết lập kết nối trong chuỗi giá trị tái chế tại địa phương.

Người thật, việc thật -  Sức sống mới lan tỏa từ mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại Cần Giờ - Ảnh 7.

Box thông tin: Dự án "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ" tài trợ bởi Quỹ Coca-Cola Foundation, do UBND Huyện Cần Giờ và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) phối hợp thực hiện từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2023.

Về dự án "Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ"

Thời gian: 5/2022 - 12/2023

Địa điểm: Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà tài trợ: Quỹ Coca-Cola Foundation

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub)

Đối tác triển khai: UBND huyện Cần Giờ

Đối tác kỹ thuật: Công ty TNHH Nhựa tái chế Duy Tân

Mục tiêu:

Dự án thúc đẩy sự hợp tác của người tiêu dùng, doanh nghiệp tái chế và chính quyền địa phương để thí điểm cách tiếp cận mới và sáng tạo của Mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để hỗ trợ cho các chính sách phù hợp cấp quốc gia.

Kết quả đạt được:

- 152 tấn rác thải có thể tái chế đã được thu gom, phân loại và đem đi tái chế

- Kết nối thành công 2 vựa lớn nhất của Cần Giờ tới Nhà máy tái chế đạt chuẩn

- Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư 7 xã, thị trấn, học sinh và giáo viên của 38 trường học cũng như viên chức, người lao động, hộ dân trong Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ tham gia thu gom, phân loại rác tại nguồn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM