• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Long An

02/02/2014 11:10

(Cinet)- Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, giữa vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam- trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn nhất cả nước. Long An có điều kiện để phát triển kinh tế.

Vẻ đẹp Long An

(Cinet)- Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, giữa vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam- trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn nhất cả nước. Long An có điều kiện để phát triển kinh tế.

Khái quát chung

Diện tích: 4.491 km2

Phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

Dân số: 1.449.600 người (năm 2011).

Dân tộc: 28 dân tộc, chủ yếu người Kinh, Khơ me, người Hoa, người Chu ru…

Đơn vị hành chính: 1thành phố, 13 huyện.

Tài nguyên văn hóa

Di sản văn hóa

Giá trị văn hóa nổi bật của Long An chính là văn hóa Óc- Eo một nền văn hoá đã hình thành và phát triển tại vùng châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau Công nguyên. Gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hoá Óc Eo đã được phát hiện với 12.000 hiện vật đã thu thập.

Di tích Nhà Trăm cột



Long An hiện có 90 di tích được xếp hạng, trong đó có 17 di tích quốc gia và 73 di tích cấp tỉnh. Một số di tích tiêu biểu có thể kể đến như: Di tích kiến trúc cổ Bình Tả, An Sơn (Đức Hòa), Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa (Vĩnh Hưng); di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Trăm Cột, chùa Tôn Thạnh, chùa Phước Lâm, lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức; di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, miếu Ông Bần Quỳ; khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh, di tích Đám lá tối trời, rừng tràm Bà Vụ…

Nghệ thuật biểu diễn

Long An được biết đến với nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn nổi tiếng, đặc sắc, như: đờn ca tài tử(đã có công đóng góp trong sự hình thành, bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ), Cải lương, các điệu hò cổ…

Điểm đến

Long An có nhiều lễ hội đặc sắc, như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các làng nghề thủ công truyền thống như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước)…cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

Khu sinh thái rừng ngập mặn Láng Sen (Tân Hưng) là nơi du lịch sông nước khá lý tưởng với diện tích quy hoạch hơn 2.000ha.

Khu sinh thái rừng ngập mặn Láng Sen



Tiềm năng du lịch tỉnh Long An rất phong phú, đa dạng. Ngoài sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, Long An còn có chùa Nổi (huyện Vĩnh Hưng), chùa Tôn Thạnh, Nhà Trăm cột, Đồn Rạch Cát (huyện Cần Đước), khu di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ), lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An)...

Long An còn có những món ăn đặc sản như canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui, lẩu mắm, gạo Nàng thơm chợ Đào, rượu đế Gò Đen, thơm Bến Lức, dưa hấu Long Trì, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long Châu Thành… Mỗi đặc sản đều mang đậm phong cách của vùng đất và con người địa phương nên cũng là một yếu tố hấp dẫn khách du lịch.

CN

 (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

 

 
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ