• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lai Châu

02/02/2014 09:16

Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Đồng thời có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch.

Vẻ đẹp Lai Châu

Khái quát chung

Diện tích: 9.068,7  km² (số liệu năm 2009).

Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáo tỉnh Điện Biên.

Dân cư: 370.135 người (số liệu năm 2009).

Dân tộc: Có khoảng 20 dân tộc, điển hình: Dân tộc Mông,Thái, Dao, Lự..

Tỉnh Lai Châu có 98 đơn vị cấp xã gồm 3 phường, 6 thị trấn và 89 xã.

Di sản văn hóa

Lai Châu là vùng đất có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đặc sắc. Đến nay, toàn tỉnh đã xếp hạng 14 di tích cấp tỉnh và 04 di tích cấp quốc gia.

Điển hình là: bia Lê Lợi (Sìn Hồ); động Tiên Sơn (Tam Đường), Dinh thự Đèo Văn Long, núi Đá Ô (Sìn Hồ), miếu Nàng Han, hang Thắm Tạo (Phong Thổ).

Bên cạnh đó còn nhiều di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng có giá trị, như: Di tích Bản Lướt xã Mường Kim (nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ); Bản Nà Khoảng, núi Sam Sẩu, đèo Khau Co huyện Than Uyên (những căn cứ du kích, tiểu phỉ thời chống Pháp); đồn bốt, nhà tù của thực dân Pháp ở huyện Mường Tè ( nơi giam giữ, tù đày nhiều nhà hoạt động cách mạng.

Lai Châu là vùng đất có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đặc sắc
 



Lai Châu là mảnh đất còn lưu giữ nhiều di tích minh chứng nền văn minh của người Việt cổ tại nhiều hang động. Các nhà khoa học đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đã mới tại hang Nậm Phé, Nậm Tun (Phong Thổ)…Hệ thống các di chỉ khảo cổ ở Lai Châu đều có giá trị lịch sử văn hóa và hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

Bên cạnh hệ thống di tích, di sản độc đáo, các giá trị đặc sắc văn hóa ở Lai Châu còn phải kể đến những phiên chợ vùng cao, kiến trúc nhà ở truyền thống và các trò chơi dân gian đa dạng và phong phú.

Nghệ thuật biểu diễn

Ở Lai Châu có rất nhiều lễ hội. Nét đặc sắc của lễ hội này là các nghi lễ tâm linh có các điệu hát, như hát then (với 36 bài), múa then (36 bài); hát quan làng trong đám cưới của người Tày, Thổi Pí hát giao duyên của người Thái, múa kiếm của người Dao, múa xòe, múa sạp của người Thái, người Lự, hát đối và múa khèn của người HMông. Ngoài ra còn có nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) độc đáo của người Giáy…

Vốn dân ca, dân nhạc, dân vũ, trường ca sử thi, tín ngưỡng ở đây cũng là một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, quý báu có tác động đến các hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của người dân.

Điểm đến

Lai Châu là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh bởi địa hình nhiều núi, đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, tạo nên nhiều cao nguyên và hang động.

Động Tiên Sơn (Tam Đường)
 



Ví dụ, đỉnh Pu Tà Tổng, Pu Sa Leng; động Hương Sơn, Tiên Sơn, hệ thống động Tiên Sơn khu PuSamCap (thị xã Lai Châu), hang Thắm Cung, Nậm Tun (Phong Thổ), động Ông Tiên (Sìn Hồ), hang dơi Hua Bum (Mường Tè), hang Che Bó (Than Uyên)…, thác Tắc Tình (Tam Đường).

Hệ thống làng nghề và lễ hội và giá trị ẩm thực đặc sắc cũng tạo dấu ấn riêng cho du khách khi đến Lai Châu.

CN

(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

 

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ