• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khám phá văn hóa của người Mường, Hòa Bình

26/03/2018 08:56

(Cinet) – Đến với bản Khánh thuộc xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, du khách hoàn toàn có được cảm giác thân quen, gần gũi và sinh hoạt hàng ngày như những người bản địa. Du khách không chỉ được ở nhà Sàn, mà còn ăn những món ăn của người dân tộc.

(Cinet) – Đến với bản Khánh thuộc xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, du khách hoàn toàn có được cảm giác thân quen, gần gũi và sinh hoạt hàng ngày như những người bản địa. Du khách không chỉ được ở nhà Sàn, mà còn ăn những món ăn của người dân tộc.
Bản Khánh từ một góc nhìn.
Nằm trong chương trình thăm quan tại Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Bản Khánh được chọn làm nơi diễn ra hoạt động du lịch cộng đồng về bản. Đây là một mô hình mang tính bảo tồn giá trị văn hóa của người Mường, đồng thời giúp bà con phát triển kinh tế thông các dịch vụ du lịch.



Theo chân đoàn du khách về với bản Khánh, chúng tôi được trải nghiệm cuộc hành trình đầy khó khăn qua những đoạn đường quanh co, nghập nghềnh. Trải qua 16km đường rừng đi bộ, chúng tôi được khám phá mọi sự kỳ vĩ, hiểm trở của núi rừng để đến với cuộc sống của bàn con người Mường tại bản Khánh.



Được biết, mô hình du lịch cộng đồng về bản thuộc sự quản lý của Ban Quản lý vườn Quốc gia Cúc Phương, được đi vào hoạt động từ năm 1990. Nhưng đến năm 1992, Ban Quản lý quyết định đưa hoạt động du lịch này cho bản Khánh làm thí điểm. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây mô hình này mới bắt đầu thu hút nhiều khách du lịch. Trong bản có khoảng từ 7- 10 hộ gia đình làm du lịch. Ở đó, những chủ nhà sẽ có trách nhiệm đảm bảo việc ăn, ở và các sinh hoạt hàng ngày cho du khách. Đồng thời sẽ chia sẻ số lượng khách cho nhau. Có những đoàn khách ít người thì sẽ ở hết trong một gia đình, sau đó quay vòng lần lượt tới các hộ gia đình khác. Còn nếu đoàn khách đông thì được chia đều cho từng gia đình. Theo ông Bùi Văn Nga- trưởng bản Khánh cho biết “Từ ngày đưa mô hình du lịch vào hoạt động, đời sống của bà con tại bản Khánh đã được nâng cao. Không còn khó khăn vất vả như trước. Bà con rất phấn khởi”.



Tại đây, những ngôi nhà Sàn homestay được phổ biến rộng dãi. Du khách sẽ được sinh hoạt hàng ngày với bà con bản Khánh. Mỗi hộ gia đình, ở được từ 5-7 người. Người Trưởng bản sẽ có trách nhiệm kết nối những du khách với cộng đồng người tại bản Khánh. Theo lời của ông Nga, bà con trong bản cũng rất thân thiện với khách du lịch. Với những hộ gia đình không tham gia vào hoạt động du lịch thì cùng đều rất sẵn lòng đón tiếp hay nói chuyện với khách khi họ có nhu cầu tìm hiểu về Bản.



Đến với bản Khánh, du khách hoàn toàn có được cảm giác thân quen, gần gũi và sinh hoạt hàng ngày như những người bản địa. Du khách không chỉ được ở nhà Sàn, mà còn ăn những món ăn của người dân tộc. Như: rau sắn, rau rừng, cá suối... Đồng thời, trang phục sinh hoạt cũng được thay bằng những chiếc váy Mường. Ngoài ra, với những đoàn khách có trẻ nhỏ thì hàng ngày khi người lớn lên nương cùng với bà con trong bản, thì những em nhỏ sẽ cùng vui chơi, tham gia các hoạt động múa hát tại bản với các em nhỏ ở đây.



Theo đánh giá của Ông Đỗ Hồng Hải- PGĐ Trung tâm giáo dục và du lịch vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương. Ngày nay khi đến với bản Khánh những hoạt động “giã gạo chí dù đã có điện nhưng những chiếc máy nổ điện bằng nước”. Đó chính là những điều thu hút khách du lịch. Bởi lẽ không phải nơi nào bà con vùng dân tộc thiểu số nào cũng giữ cho mình nét nguyên sơ qua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bằng cối, dệt vải bằng khung, những cọn nước mà chỉ có trước đây bà con dùng để lấy nước từ suối lên ruộng, thì bây giờ vẫn được bà con sử dụng.
Du khách chụp ảnh lưu niệm cùng với bà con tại bản Khánh.
Ở lại bản Khánh trong một đêm, chúng tôi cũng những đoàn khách nước ngoài được tham gia vào các điệu múa Sạp, múa Sênh tiền, múa Quạt của người tại bản Khánh. Ngắm nhìn các cô gái Mường biểu diễn những điệu múa Sênh tiền người xem như thấy được cuộc sống lao động, sinh hoạt của đồng bào. Hay những âm thanh tươi vui của điệu múa Sạp. Nhưng tất cả những điệu múa đều thể hiện khát vọng, ước mơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xua tan những điều không may mắn để đón nhận nhiều niềm vui mới. Và điều quan trọng, đồng bào múa sênh tiền còn xuất phát từ tình yêu gia đình, bản làng và mong muốn bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.



Sau mỗi chuyến trải nghiệm của du khách, Ban Quản lý luôn nhận được những phản hồi tích cực và sự hài lòng của du khách. Ông Hải kể lại rằng, cách đây 2 năm, nhưng đến giờ ông vẫn hạnh phúc khi nhớ về chia sẻ của một vị khách nước ngoài rằng “Các bạn đã cho tôi những ngày trải nghiệm tại đây vô cùng thú vị. Nhất định tôi sẽ quay lại cùng những đứa con của mình để cho chúng được nô đùa như những trẻ em tại đây”.



Hiện nay với mô hình du lịch khám phá cộng đồng, hằng năm bản Khánh đón tiếp từ 500- 700 khách du lịch. Chủ yếu là khách nước ngoài. Trong thời gian tới theo Ban Quản lý của mô hình này cho biết sẽ tiếp tục phát triển hoạt động tại bản Khánh và sẽ nhân rộng ra nhiều bản khác. Bên cạnh đó Ban Quản lý luôn nhận được sự ủng hộ các sở, ban nghành văn hóa tại tỉnh Ninh Bình về những kế hoạch nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của người Mường. Mong rằng sẽ có nhiều hơn những mô hình du lịch khám phá cộng đồng, là cách để gìn giữ những nét văn hóa của vùng dân tộc thiểu số.



Minh Hồng
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ