• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Gia Lai

02/02/2014 15:35

(Cinet) – Là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc Trung Bộ, Gia Lai trước kia vốn là tỉnh Gia Lai-Kon Tum, đến năm 1991 hai tỉnh này chính thức được xác lập thành hai tỉnh riêng.

Chùa Minh Thành là một trong những địa thăm quan hấp dẫn

nhất tại Gia Lai

(Cinet) – Gia Lai trước kia vốn là tỉnh Gia Lai-KonTum, sau năm 1991 tỉnh được xác lập thành tỉnh Gia Lai. Tỉnh Gia Lai nổi tiếng với bản sắc văn hóa đa dạng của đồng bào nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tại đây tạo nên.

Khái quát chung

Diện tích: 15.536,9 km2

Dân số: 1.322.000 người

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01/04/2009 toàn tỉnh Gia Lai có 38 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn nhất. Sau đó là người Gia-Rai, BaBa, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái…Ở Gia Lai tồn tại cùng lúc 10 tôn giáo khac nhau trong đó tín đồ công giáo đông nhất, sau đó là đạo Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài, Bahái…

Tài nguyên văn hóa du lịch

Tài nguyên văn hóa

Là nơi tập trung rất đông đồng bào dân tộc đặc biệt là dân tộc Gia-Rai, BaNa…tỉnh Gia lai được biết đến với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong số đó lớn và được biết đến nhiều nhất là Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới, Lễ bỏ mạ.

Lễ hội đâm trâu là lễ hội người Ba Na, Gia Rai tổ chức với mục đích tế thần linh hoặc những người có công gìn giữ cai quản buôn làng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng những sự kiện quan trọng khác của buôn làng. Tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể mà lễ hội đâm trâu được tổ chức vào những thời điểm khác nhau nhưng người chủ trì luôn luôn là già làng. Để chuẩn bị cho lễ hội người dân sẽ lựa chọn một con trâu thật khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn thật no rồi đem buộc bằng dây mây vào một cột cao. Sau đó chủ trì lễ hội sẽ đọc lời khấn và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, rượu cần. Khi lời khấn kết thúc, các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu, cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu.. Phần quan trọng nhất của lễ hội là nghi lễ đâm trâu. Khi trâu đã bị giết sẽ được đem xẻ nhỏ thịt và chia cho các gia đình trong làng…

Lễ hội trọi châu là lễ hội lớn và quan trọng đối với người dân đồng bào dân tộc Gia Lai, Ba Na..



Lễ bỏ mả được người đồng bào dân tộc ở Gia Lai tổ chức như một dịp sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động đặc sắc như: Hiến tế, Lễ cúng, Trình diễn âm nhạc, liên hoan ẩm thực…

Lễ mừng chiến thắng cổ truyền của người dân tộc BaNa cũng là một ngày lễ lớn đặc biệt quan trọng. Lễ mừng chiến thắng có nguồn gốc từ xa xưa khi các cộng đồng còn hay xảy ra chiến tranh.

Tiềm năng du lịch

Gia Lai là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn bởi nơi đây có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc đa dạng. Các khu rừng nguyên sinh ở Gia Lai không chỉ có hệ động thực vật phong phú mà còn có nhiều thác, suối, hồ vô cùng hấp dẫn.

Tỉnh Gia Lai có hệ thống sông, hồ với nhiều thác nước đẹp rất thu hút khách thăm quan. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh với hệ động thực vật phong phú cũng là một điểm thăm quan rất hấp dẫn



Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh vốn là Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh, bên cạnh hệ thực vật đa dạng, vườn Quốc gia còn đóng vai trò lớn trong việc cung cấp nước cho những đồi cà phê, hồ tiêu ở Gia Lai và Kon Tum.

Chùa Minh Thành nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 12km, chùa là một trong những điểm thăm quan hấp dẫn nhất ở Gia Lai. Chùa được thiết kế và xây dựng theo trường phái mandala. Những tác phẩm nghệ thuật hay những bức trạm khắc của chùa đều dựa trên nền tảng của triệt học Mật giáo bao hàm hai khía cạnh văn chương và triết ký của Phật giáo Đại thừa Mật tông.

Ngoài ra ở Gia Lai còn có những khu du lịch, điểm thăm quan hấp dẫn khác như: đỉnh Hàm Rồng, đèo Mang Yang, đồi cao su, đồi cà phê…các dịch vụ du lịch trên sông, cưỡi voi xuyên rừng cùng rất hấp dẫn khách du lịch.

Tổng hợp

(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

NỔI BẬT TRANG CHỦ