• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Căng thẳng NATO áp sát Đông Địa Trung Hải: Xung đột có thể kéo theo toàn khu vực?

Thế giới 26/08/2020 13:31

(Tổ Quốc) - Theo hãng CNN, căng thẳng tiếp tục leo thang ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải diễn ra trong bối cảnh Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - các đồng minh NATO tiếp tục tồn tại xung đột.

Các tàu hải quân của cả hai nước đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực tranh chấp phía Đông Địa Trung Hải vào ngày 25/8. Sự kiện được ví như một cuộc chạy đua giành nguồn dự trữ khí đốt và dầu mỏ.

Căng thẳng NATO áp sát Đông Địa Trung Hải: Xung đột có thể kéo theo toàn khu vực? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Các đồng minh NATO tồn tại nhiều cẳng thẳng liên quan đến vấn đề quốc phòng. Trong diễn biến như vậy, Đức đang tìm cách giảm leo thang căng thẳng nhằm hạn chế nguy cơ ảnh hưởng toàn khu vực.

"Các kênh đối thoại giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại vẫn cần phải thúc đẩy thêm. Thay vì các hành động khiêu khích thì giờ đây chúng ta cần phải tiến tới các bước giải tỏa và bắt đầu thảo luận trực tiếp", Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã viết trên twitter trước chuyến thăm tới Athens và Ankara vào ngày 25/8 nhằm nỗ lực đưa hai nước trở lại bàn đàm phán.

Theo CNN, căng thẳng gia tăng khi Ankara thông báo tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện sứ mệnh thăm dò địa chất ở vùng biển nhiều căng thẳng, dự kiến sẽ kết thúc vào hôm thứ Hai. Tàu khảo sát Oruc Reis được tháp tùng bởi các tàu hải quân và Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo về các cuộc diễn tập hàng hải trong khu vực.

"Tàu hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh sẽ tiến hành các cuộc huấn luyện phía đông Địa Trung Hải vào ngày 25/8 nhằm thúc đẩy phối hợp khả năng tương tác", Bộ Quốc phòng nước này cho biết trong một twitter vào ngày 25/8.

Theo một nghiên cứu trong năm 2010 của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, ước tính khối lượng dầu có thể khai thác được ở khu vực lòng chảo Levant phía Đông Địa Trung Hải vào khoảng 1,7 tỷ thùng.

Hy Lạp cho rằng cuộc thăm dò khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ là động thái bất hợp pháp. Athens đã phản ứng bằng cách đưa ra thông điệp phản đối trên hệ thống telex hàng hải quốc tế (NAVTEX) và thông báo các cuộc diễn tập hàng hải trong cùng một vị trí ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ và hòn đảo Hy Lạp ở Kastellorizo.

"Hy Lạp đang có phản ứng hết sức bình tĩnh và sẵn sàng trên cả cấp độ ngoại giao và tác chiến. Và với mức độ niềm tin quốc gia, nước này sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình", phát ngôn viên chính phủ Hy Lạp Stelios Petsas nói với báo chỉ vào ngày 24/8 trên Reuters.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gọi phản ứng của Hy Lạp có thể "gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải" đối với các tàu trong khu vực.

"Hiện tại, Hy Lạp sẽ là quốc gia duy nhất chịu trách nhiệm đối với các ảnh hưởng tiêu cực trong khu vực", Tổng thống Erdogan cho biết vào ngày 24/8.

Các nỗ lực của Đức nhằm đạt được một thỏa thuận giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại trong đầu tháng Bảy. Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng các cuộc khảo sát địa chấn về khí ga ở khu vực mâu thuẫn trong khi việc đàm phán vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, theo quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc đàm phán thất bại sau khi Hy Lạp ký thỏa thuận phân định ranh giới trên biển một phần với Ai Cập.

Kể từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc khảo sát trong vùng biển tranh chấp, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez cho biết: "Các tàu khoan của chúng tôi tiếp tục diễn tập theo kế hoạch. Trường hợp của chúng ta vẫn thực hiện theo luật pháp quốc tế. Hy Lạp phối hợp với một số quốc gia dường như là đúng".

Ông Donmez đang muốn đề cập đến các hỗ trợ mà Hy Lạp – một thành viên của liên minh châu Âu đã nhận từ Pháp và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Trong một nỗ lực thể hiện tinh thần đoàn kết với Hy Lạp, Pháp nói rằng sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Địa Trung Hải nhằm đáp trả việc thăm dò hydrocarbon của Thổ Nhĩ Kỳ và gửi máy bay chiến đấu và tàu chiến đến đảo Crete của Hy Lạp vào giữa tháng Tám.

Việc tranh chấp lãnh thổ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Cyprus - hòn đảo bị chia cắt ở phía đông Địa Trung Hải liên tục tồn tại nhiều căng thẳng trong các năm qua.

"Các nguồn khí đốt tự nhiên ngoài khơi của khu vực đã thay đổi ở phía Đông Địa Trung Hải trong suốt 5 năm qua", ông Michael Tanchum, nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu an ninh và châu Âu ở Australia cho biết. Điều này đã khiến cho tình hình rơi vào "một chiến trường quan trọng", trong đó tồn tại các căng thẳng địa chính trị liên quan đến liên minh châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Theo CNN, khu vực tranh chấp cũng liên quan đến các tuyên bố lãnh thổ của Cyprus. Cộng hòa Cyprus đã cấp cho các công ty quốc tế, bao gồm ENI của Italy và Total của Pháp giấy phép khai thác trữ lượng khí đốt ở Đông Địa Trung Hải.

"Cả Pháp và đối tác thân thiết là Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đều trong cuộc cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giành ảnh hưởng trên khắp Trung Đông và châu Phi. Phía Đông Địa Trung Hải – khu vực mà Pháp và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất có thể gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực mà Ankara xem là quan trọng đối với lợi ích quốc gia", ông Tanchum cho biết.

"Từng có một vụ va chạm giữa tàu chiến Hy Lạp và tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó tàu Ankara đã chịu thiệt hại. Vì vậy, nguy cơ tính toán sai lầm hoặc các vụ đụng độ tiếp theo đều có thể khiến rơi vào giai đoạn căng thẳng mới", ông Tanchum nói đồng thời nhắc đến sự cố đã thông báo trong tháng Tám.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ